Ăn chay đang trở thành một xu hướng trong văn hóa ẩm thực người Việt . Nhiều người quan niệm rằng ăn chạy giúp chữa được bệnh tật và làm cho con người nhẹ nhàng thanh thản hơn và cứu rỗi những những điều ác đã làm. Vậy bí quyết để có các món ăn chay dễ làm là như thế nào ?

Tác dụng của các món ăn chay:
Các món ăn chay bây giờ mang nhiều chất dinh dưỡng không thua gì các món mặn. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa, nhiều acid béo chưa bão hòa nhiều nối đôi, nhiều vitamin E, C… có tác dụng chống oxy hóa, vì vậy ăn chay rất phù hợp với các khuyến nghị của Mỹ trong “Hướng dẫn phòng chống các bệnh mãn tính”. Người ăn chay có lượng LDL-cholesterol thấp, chỉ số xơ vữa mạch máu thấp và HDL-cholesterol cao, giúp phòng ngừa được nhiều bệnh.
Do thực phẩm trong ăn chay không có sự phong phú như ăn mặn nên sự lựa chọn, chế biến và phối hợp thực phẩm chay sao cho đảm bảo đủ chất rất quan trọng. Do đó việc nấu các món ăn chay dễ làm vô cùng quan trọng. Một phương pháp hiệu quả là bạn hãy dựa vào đặc điểm của cơ thể để bổ sung và phối hợp thức ăn cho hợp lý. Để vừa đạt được hiệu quả khi ăn chay đồng thời tránh được những tổn hại do ăn chay với cơ thể.
Bí quyết nấu các món ăn chay dễ làm :
Món chay được chế biến từ thực vật, hoa lá, rau củ, quả, hạt mầm… tất cả đều dễ chín, mau mềm, chóng thấm gia vị. Thực vật vốn không đem lại vị ngon căn bản như động vật; hơn nữa, nếu không khéo léo khi nêm nấu sẽ làm mất hai yêu cầu ngon – bổ của món ăn. Vì các chất dinh dưỡng, sinh tố trong thực vật dễ bị hoà tan trong nước, dễ biến chất trong chất béo ở nhiệt độ cao, mất hương vị tươi mát khi nấu với lửa thiếu chuẩn xác.
Khi dùng nấm tươi để tạo những món ăn, không nên theo phương thức tao, um cho thấm như nhiều người quen làm. Vì như thế, nấm sẽ giảm độ ngon, bổ không khác gì bị hâm lại hai lửa. Chúng ta nên sơ chế nấm tươi, ướp gia vị thích ứng với món sẽ nấu, sau đó cho vào nấu với các phụ gia đúng thời điểm cho phép.
Với món đậu khuôn (đậu hủ), nên nấu tươi hoặc chiên sơ (đậu có thể được cắt theo hình dạng thích hợp với món ăn), không nên chiên vàng quá đậu sẽ khô, giảm lượng sinh tố B1, B12 và còn gây độc hại cho sức khoẻ. Và tuyệt đối không dùng dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần.
Với hạt khô như các loại đậu, hạt sen… trước khi nấu nên ngâm nước lạnh cho hạt mềm (làm sạch rồi ngâm để có thể sử dụng nước đã ngâm) như trạng thái tươi ban đầu. Như thế, khi nấu hạt chín đều, khó bị cứng lại, đồng thời ít bị giảm lượng vitamin bốc theo hơi nước sôi lâu trong khi hầm, nấu.
Với những loại rau lá mầm mềm mại non nớt, người nội trợ không nên hành hạ nó nhiều lần trên lửa. Chỉ một lần chần đảo nó đã héo hắt teo tóp rồi còn chịu đựng một lần tiếp xúc với bà hoả nữa, chất ngon ngọt tươi mát mất đi, rất tiếc! Nếm một miếng rau trộn dạng nộm thấm thía, ngọt ngào hơn rau xào bội phần. Mít, vả cũng vậy. Sau sơ chế (luộc, xắt, vắt ép), trộn gỏi tạo hương vị thanh nhẹ, ăn mát miệng hơn trộn, xào bởi trái vả phải tái ngộ lửa lần nữa ê ẩm, nóng nảy thân mình.
Nên tận dụng hơi nước để chưng hấp, thức ăn mau mềm và giữa được nguyên chất, nguyên hình, tặng hương vị và cảm quan cho người dùng (ngày xưa, những gia đình quý tộc thường áp dụng cách này: nào cơm chưng, xôi hông, cá hấp, cháo chưng, gà vịt tần, hạt sen chưng, yến sào chưng…). Giữa rau hấp và rau luộc đã khác vị ngon ngọt nhiều lắm. Rau hấp mềm mại ngọt lịm trên lưỡi (hãy làm thử để biết cái tuyệt vời của món rau hấp chấm tương Huế).
Hy vọng với bài viết này bạn đọc có thể tự tay nấu được các món ăn chay dễ làm và thật sự bổ dưỡng và nâng cao sức khỏe, được ngon miệng với các món ăn chay ngon
Đặng Đức Sơn
Originally posted 2019-01-01 04:18:44.
Trả lời